Bên trong nhà Trắng có gì và những điều ít người biết đến

Bên trong nhà Trắng có gì có lẽ là một trong những thắc mắc của rất nhiều du khách khi ghé thăm nước Mỹ. Vậy Nhà Trắng thực chất là gì, chúng có điểm đặc biệt nào mà thu hút sự chú ý của nhiều người đến vậy? Nếu cũng có cùng những câu hỏi này, nhất định đừng bỏ lỡ các chia sẻ thú vị có trong bài viết dưới đây nhé!

Nhà Trắng ở đâu?

Nhà Trắng có lẽ không còn là cái tên xa lạ khi chúng ta nhắc về nước Mỹ. Có tên gọi tiếng Anh là White House, Nhà Trắng được xây dựng trong một khuôn viên rộng đến 7 ha, ở số 1600 Đại lộ Pennsylvania, ngay tại trung tâm thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ. Theo Đạo luật Cư trú năm 1790, Tổng thống George Washington đã chọn lô đất gần 26 km2 ở bờ Đông của sông Potomac và gần toà nhà Capitol. Ngày 13/10/1792 các công nhân xây dựng đã đặt nền móng cho Nhà Trắng và nền móng của điện Capitol là ngày 18/08/1793.

Nhà Trắng là một trong những toà nhà biểu tượng và quan trọng nhất của nước Mỹ

Nhà Trắng là một trong những toà nhà biểu tượng và quan trọng nhất của nước Mỹ

Hiện tại, nơi đây cũng là nơi ở và làm việc chính của các đời Tổng thống Mỹ. Trong đó khu vực tầng 2 của Nhà Trắng là nơi ở của gia đình Tổng thống Mỹ.

Lịch sử của Nhà Trắng

Được biết, toà nhà lịch sử này xây dựng sau khi Quốc hội Hoa Kỳ quyết định thành lập đặc khu Colombia và chọn Washington là thủ đô Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 7 năm 1790. Nhà Trắng được khởi công xây dựng vào năm 1792. Tuy nhiên phải đến 8 năm sau đó, toà nhà này mới được hoàn thành. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng vào lúc này là 232.371 đô la, tương đương 2,4 triệu đô la theo trị giá ngày nay. Điều đặc biệt là mãi đến 25 năm sau, vào năm 1825, công trước và cổng sau mới được thêm vào tổng thể kiến trúc của toà nhà.

Nhà Trắng được xây dựng từ năm 1790 và hoàn thành vào 8 năm sau đó

Nhà Trắng được xây dựng từ năm 1790 và hoàn thành vào 8 năm sau đó

Ban đầu Nhà Trắng được gọi là Dinh Tổng thống, Nhà Tổng thống, Phủ Tổng thống. Phần mặt ngoài bằng đá của Nhà Trắng lần đầu tiên được quét vôi trắng vào năm 1798 để chống và bảo vệ nó khỏi nhiệt độ đóng băng. Theo Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng, tên gọi “Nhà Trắng” bắt đầu xuất hiện trên báo chí trước Chiến tranh năm 1812. Và đến năm 1901, Tổng thống Theodore Roosevelt đã chỉ định tên chính thức nơi ở của Tổng thống Mỹ là Nhà Trắng.

Nhìn từ mọi góc, White House đều là một tổ hợp kiến trúc đồ sộ và ấn tượng

Nhìn từ mọi góc, White House đều là một tổ hợp kiến trúc đồ sộ và ấn tượng

Nhà Trắng đã từng được tu sửa nhiều lần, trong đó có cả việc mở rộng vào năm 1902 của Tổng thống Theodore Roosevelt. Năm 1948, khi các kỹ sư phát hiện toà nhà không còn chắc chắn để ở, Tổng thống Harry S. Truman bấy giờ đã yêu cầu gia có bên trong, đồng thời tổng kiểm tra toàn bộ kiến trúc và nền móng của toà nhà. Trong thời gian tu sửa Nhà Trắng, Tổng thống Truman cùng gia đình sống ở toà nhà Blair ngay bên kia đường.

Tổng thống đầu tiên sống tại Nhà Trắng

Mặc dù George Washington là vị Tổng thống đã lựa chọn địa điểm và kiến trúc cho Nhà Trắng. Tuy nhiên, trong lịch sử của Nhà Trắng đây cũng là vị Tổng thống duy nhất chưa bao giờ sống trong Nhà Trắng cho đến thời điểm hiện tại. Tổng thống John Adams là người đầu tiên sống trong Nhà Trắng vào năm 1800, sau khi việc xây dựng được hoàn tất. Kể từ đó, cả gia đình của vị Tổng thống này đã sinh sống tại đây.

George Washington là vị Tổng thống duy nhất trong lịch sử Nhà Trắng cho đến hiện nay không sống tại đây

George Washington là vị Tổng thống duy nhất trong lịch sử Nhà Trắng cho đến hiện nay không sống tại đây

Có hai vị Tổng thống đã qua đời trong Nhà Trắng là Tổng thống William Henry (năm 1841) và Tổng thóng Zachary Taylor (năm 1850). Bên cạnh đó, cũng có 3 đệ nhất phu nhân đã qua đời tại đây là Letitia Tyler, Caroline Harrison và Ellen Wilson.

Bên trong Nhà Trắng có gì?

Nếu đã từng xem nhiều bộ phim của Mỹ, hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với Nhà Trắng. Nhưng liệu bạn đã biết bên trong Nhà Trắng có gì chưa nào? Với diện tích khoảng 7 ha, Nhà Trắng là một toà nhà kiến trúc có 6 tầng với tất cả 132 phòng, trong đó có 16 phòng là phòng khách gia đình cùng 35 nhà tắm. Theo trang web chính thức của Nhà Trắng, bên trong toà nhà này được trang bị 28 lò sưởi, có 8 cầu thang, 412 cửa ra vào và 147 cửa sổ. Cứ 4 – 6 năm Nhà Trắng sẽ được sơn mới một lần và mỗi lần như vậy đều cần đến 570 gallon (2.100 lít) để sơn kín cho phần mặt ngoài của Nhà Trắng.

Phía trước Nhà Trắng có không gian xanh với cây cối tươi mát

Phía trước Nhà Trắng có không gian xanh với cây cối tươi mát

Phòng ăn của Nhà Trắng từng được sử dụng làm văn phòng và phòng Nội các trong thời cố Tổng thống Thomas Jefferson. Tuy nhiên, từ năm 1809 đến nay, căn phòng đã được chuyển sang làm phòng ăn hoàn toàn. Vào năm 1902, căn phòng này được nới rộng thêm và thiết kế lại hoàn toàn theo yêu cầu của cố Tổng thống Theodore Roosevelt. Khu vực nhà bếp của Nhà Trắng cũng được trang bị đầy đủ mọi thứ cần thiết để có thể chuẩn bị và phục vụ bữa tối đầy đủ cho 140 thực khách, hoặc 1000 khách nếu là các món điểm tâm.

Một góc không gian phòng ăn trong Nhà Trắng

Một góc không gian phòng ăn trong Nhà Trắng

Trong khuôn viên Nhà Trắng cũng có một hồ bơi với mái che được lắp đặt vào thời Franklin D. Roosevelt. Bên cạnh đó là một hồ bơi ngoài trời được lắp đặt vào thời Gerald R. Ford. Những tiện ích khác bên trong Nhà Trắng bao gồm: sân tennis, sân chơi bowling một làn, phòng trò chơi, sân golf nhỏ, đường chạy bộ và cả một rạp chiếu phim nhỏ.

Bên trong khuôn viên Nhà Trắng có một sân golf nhỏ là nơi các Tổng thống có thể thư giãn sau giờ làm việc

Bên trong khuôn viên Nhà Trắng có một sân golf nhỏ là nơi các Tổng thống có thể thư giãn sau giờ làm việc

Nhà Trắng cũng có những tin đồn về một căn phòng bí mật. Tuy nhiên theo Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng, thực tế lối đi bí mât duy nhất này là một hầm trú ẩn khẩn cấp. Nó được xây dựng dưới cánh Đông từ thời của Tổng thống Franklin Roosevelt, sau vụ đánh bom vào Trân Châu Cảng năm 1941.

Cánh Tây của Nhà Trắng được xây dựng vào năm 1902. Đây là khu văn phòng Tổng thống Mỹ từ thời Theodore Roosevelt. Khu này bao gồm các phòng: Phòng Bầu Dục, Phòng Tình huống, Phòng Nội các, phòng họp báo, Phòng Roosevelt và một số phòng chức năng khác.

Phòng Bầu Dục có lẽ là căn phòng được chú ý nhất tại Nhà Trắng. Bởi đây cũng chính là văn phòng làm việc của Tổng thống, bắt đầu từ thời Tổng thống William Howard năm 1909. Phòng có thiết kế hình ô van và có chiếc bàn Kiên định (Resolute Desk) được làm bằng gỗ sồi. Căn phòng này được hầu hết mọi Tổng thống sử dụng, ngoại trừ 3 vị là Lyndon Johnson, Richard Nixon và Gerald Ford. Các Tổng thống Mỹ cũng có quyền được thay đổi nội thất văn phòng làm việc của mình tuỳ thuộc vào sở thích cá nhân, chẳng hạn chọn các món đồ nội thất mới, rèm mới hay treo các bức ảnh mới.

Phòng Bầu Dục của toà nhà là nơi làm việc của các Tổng thống và họ có quyền thay đổi nội thất bên trong

Phòng Bầu Dục của toà nhà là nơi làm việc của các Tổng thống và họ có quyền thay đổi nội thất bên trong

Phòng Tình huống của Nhà Trắng được gọi là chính thức là Phòng Hội nghị John F. Kennedy. Phòng được đặt ở tầng hầm của cánh Tây và trên thực tế nó bao gồm một số phòng. Năm 1961 Tổng thống John F. Kennedy đã chỉ định khu vực này làm không gian điều phối khủng hoảng. Còn trong thời Tổng thống Barack Obama, đây cũng chính là nơi ông theo dõi vụ việc lực lượng Hải quân SEAL của Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Phòng Nội các là nơi Tổng thống gặp gỡ các thành viên trong nội các của mình. Còn phòng Roosevelt là nơi đặt văn phòng của Theodore Roosevelt và đóng vai trò như một phòng họp đa năng.

Phòng Nội các là nơi các Tổng thống gặp gỡ những thành viên trong nội các của mình

Phòng Nội các là nơi các Tổng thống gặp gỡ những thành viên trong nội các của mình

Ngoài ra, Cánh Đông của Nhà Trắng cũng là một khu nhà 2 tầng. Đây là nơi bao gồm không gian làm việc cho đệ nhất phu nhân và nhân viên của bà. Khu nhà cũng được thiết kế với lối vào có mái che dành cho khách trong các sự kiện lớn.

Khu cánh Đông là nơi dành cho các đệ nhất phu nhân Tổng thống và nhân viên của bà

Khu cánh Đông là nơi dành cho các đệ nhất phu nhân Tổng thống và nhân viên của bà

Phòng lớn nhất tại Nhà Trắng là phòng phía Đông. Đây là căn phòng được thiết kế bởi kiến trúc sư James Hoban và được sử dụng với vai trò là phòng khán giả công cộng. Căn phòng này cũng là nơi chứa những món đồ nội thất nhỏ và theo truyền thống là nơi tổ chức các cuộc họp mặt lớn. Vào mùa đông năm 1800 – 1801, khi căn phòng phía Đông vẫn chưa được hoàn thành, bà Abigail Adams, là phu nhân của Tổng thống Mỹ thứ hai John Adams, đã dùng nơi này để phơi phóng quần áo.

Những lưu ý đặc biệt khi tham quan Nhà Trắng

Nhà Trắng mặc dù là nơi làm việc của các vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm. Tuy nhiên, du khách vẫn được phép đến tham quan Nhà Trắng nhưng bắt buộc phải được tổ chức theo đoàn. Thông lệ này đã có từ thời của Tổng thống Jefferson. Được biết thời gian mở cửa vào tham quan Nhà Trắng là: 7h30 – 11h30 các ngày thứ 3 đến thứ 5 và 7h30 – 13h30 các ngày thứ 6 và thứ 7.

Du khách hoàn toàn có thể tham quan Nhà Trắng bằng cách mua các tour du lịch

Du khách hoàn toàn có thể tham quan Nhà Trắng bằng cách mua các tour du lịch

Du khách khi tham quan Nhà Trắng cũng cần tuân thủ các quy định sau:

+ Không được phép mang theo vũ khí, vật liệu nổ,…

+ Khi tham quan, du khách không được phép dùng túi xách hay balo,…

+ Không được phép quay phim, chụp ảnh

+ Không được phép hút thuốc khi tham quan Nhà Trắng

Toàn bộ quá trình tham quan Nhà Trắng của Mỹ bắt buộc phải tuân thủ mọi quy tắc đã được đặt ra. Nếu không thực hiện những quy định này hoặc có các hành vi không hợp quy định trong quá trình tham quan thì mật vụ làm nhiệm vụ tại đây sẽ tạm đình chỉ du khách tham quan. Các mật vụ cũng có quyền cấm du khách mang theo bất kỳ vật dụng cá nhân nào mà họ cho là khả nghi.

Trên đây là thông tin bên trong Nhà Trắng có gì cũng như một số điều bí mật khá thú vị mà bạn có thể tham khảo. Bên cạnh Nhà Trắng, xứ sở cờ hoa vẫn còn rất nhiều ngôi nhà và điểm đến đặc biệt khác. Để được khám phá nhiều hơn nữa về nơi đây, bạn có thể liên hệ đến văn phòng bán vé máy bay đi Mỹ và lựa chọn những hành trình phù hợp nhất với mình!

Có thể bạn quan tâm:

Bùi Xuân

Chia sẻ bài viết này: